Thủ tục đăng ký pháp lý mà chủ quán café nào cũng phải biết

Muốn mở quán café nhưng bạn có biết các thủ tục pháp lý cần thiết, đúng yêu cầu?

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, mọi công dân, tổ chức muốn kinh doanh đều phải làm thủ tục đăng ký với các cơ quan nhà nước. Để làm đúng thủ tục tiết kiệm thời gian bạn cần nắm rõ đơn vị của bạn thuộc loại hình kinh doanh nào.

  • Doanh nghiệp: loại hình này phù hợp với hoạt động kinh doanh lớn hoặc trung bình phù như các chuỗi cafe
  • Hộ kinh doanh: loại hình này phù hợp với hoạt động kinh doanh trung bình hoặc nhỏ
  • Cá nhân kinh doanh: loại hình này phù hợp với hoạt động kinh doanh rất nhỏ

Đối chiếu theo khoản 1, điều 66, nghị định 78/2015/NĐ-CP quy định về Hộ kinh doanh cá thể:“Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc một nhóm người gồm các cá nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng dưới mười lao động và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh.”

Thủ tục đăng ký kinh doanh:

  • Bước 1: Gửi Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh đến cơ quan đăng ký cấp huyện nơi đặt địa điểm với các thông tin cơ bản của mình & nộp lệ phí đăng ký
  • Bước 2: Chờ đợi cơ quan đăng ký xét duyệt
  • Bước 3: Nhận Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc sửa đổi, bổ sung các thông tin cần thiết nếu được yêu cầu trong vòng 03 ngày kể từ ngày nộp.

Hồ sơ đăng ký kinh doanh bao gồm:

  • Giấy đề nghị đăng ký
  • Bản sao chứng minh thư nhân dân của cá nhân, người đại diện hợp pháp của Hộ gia đình kinh doanh.
  • Với mô hình dịch vụ ăn uống, cần có thêm một thủ tục bắt buộc nữa đó là xin Giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm (VSATTP)
  • Bước 1: Đến lấy mẫu hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền về VSATTP, điền đầy đủ thông tin và nộp lại cho cơ quan.
  • Bước 2: Cơ quan thẩm định cơ sở. Nếu đạt yêu cầu thì cơ sở sẽ nhận được Giấy chứng nhận ATVSTP.
  • Bước 3: Nếu cơ sở chưa đạt, sẽ được thẩm định lại trong vòng 3 tháng. Khi đó đoàn thẩm định có quyền đề xuất đình chỉ hoạt động của cơ sở kinh doanh.

Hồ sơ cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm gồm:

  • Đơn đề nghị cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm
  • Giấy phép đăng ký kinh doanh có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm( bản sao)- Bản vẽ sơ đồ thiết kế mặt bằng cơ sở
  • Bản vẽ sơ đồ thiết kế mặt bằng xung quanh
  • Sơ đồ quy trình sản xuất thực phẩm hoặc quy trình phân phối
  • Bản thuyết minh trang thiết bị, cơ sở vật chất, dụng cụ của cơ sở
  • Giấy xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người quản lý
  • Giấy xác nhận của chủ cơ sở và người quản lý trực tiếp của cơ sở

Những loại thuế phải nộp

Theo Điều 2, Thông tư 92/2015/TT-BTC, các loại thuế mà cơ sở kinh doanh phải nộp bao gồm:

  • Thuế môn bài theo năm: dựa trên thu nhập một tháng. Mức thuế này thấp nhất là 50.000Đ.
  • Thuế Giá trị gia tăng (GTGT): bằng Doanh thu tính thuế GTGT x Tỷ lệ thuế GTGT
  • Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN): bằng Doanh thu tính thuế TNDN x Tỷ lệ thuế TNDNNếu quán của bạn có doanh thu dưới 100 triệu/năm, bạn chỉ phải nộp thuế môn bài theo từng năm.
  • Còn với doanh thu trên 100 triệu, bạn cần phải nộp đầy đủ cả 3 loại thuế trên. Mức tỷ lệ thuế cụ thể bạn có thể tham khảo tại cơ quan có thẩm quyền khi ĐKKD.Hi vọng những thông tin trên đây sẽ hữu ích và có thể giúp cho bạn không còn bối rối khi đang có ý định mở/làm thủ tục ĐKKD cho quán cafe của mình.

Với những thông tin chi tiết rõ ràng trong bài viết, hi vọng các bạn nhanh chóng hoàn thiện thủ tục và kinh doanh thành công!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *