Khi nào cần vệ sinh máy pha cafe?

Máy pha cafe gắn liền với công việc của barista. Và để công việc không bị gián đoạn do các vấn đề liên quan đến máy móc: hỏng, bị nhiều cặn cafe…thì các barista cần lưu ý đến việc vệ sinh máy pha cafe. Bảo trì máy pha cafe tốt sẽ tránh dầu cà phê bám vào tay làm cà phê và họng làm cà phê, ngăn ngừa một số lỗi hỏng chung của máy, khiến máy bền hơn. Đặc biệt là đảm bảo có thể cung cấp cho khách hàng ly cà phê tốt nhất tại mọi thời điểm.

ve sinh may pha cafe

  1. Bảo trì máy pha cafe sau mỗi lần pha cafe

Sau khi pha chế cà phê xong, bạn nên đổ bã cafe ngay và dùng chổi vệ sinh họng làm cà phê. Ngoài ra, sau khi đánh sữa xong, bạn cần xả một chút hơi ra ngoài để sữa không bị đọng trong vòi đánh sữa, sau đó bạn dùng một khăn sạch, thấm ướt để lau vòi đánh sữa phía bên ngoài và chỉ sử dụng khăn này cho vòi đánh sữa. Vì vòi đánh sữa có nhiệt độ cao, nếu không vệ sinh vòi sau khi đánh sữa thì sữa khi tiếp xúc với nhiệt độ cao sẽ két lại, lâu  ngày gây tắc vòi đánh sữa, khiến hơi của vòi ra yếu.

  1. Bảo trì máy pha cafe hàng ngày

Họng làm cafe là nơi barista thao tác chiết suất cà phê nên tích tụ nhiều bã cà phê và dầu cafe bám vào lưới lọc và gioăng cao su. Hàng ngày sau khi hết ca làm việc cuối bạn phải làm vệ sinh họng cà phê bằng bột vệ sinh máy pha cafe để máy hoạt động tốt nhất, tránh hiện tượng nghẹt nước và cho ra chất lượng cafe ổn định.

Khay nước thải là nơi thoát nước có thể dính bã cà phê. Nếu không vệ sinh thì bã sẽ bị lắng gây tắc lỗ thoát nước khiến nước tràn hết xuống sàn máy có thể gây chập cháy điện. Sau mỗi ca bạn chỉ cần nhấc khay nước thải ra và xả cho nước, cặn cà phê trôi khỏi khay rồi lắp lại vị trí cũ.

Cách về sinh họng cafe:

– Bước 1: Dùng chổi vệ sinh để cọ sạch bã cà phê bám vào họng làm cà phê.

– Bước 2: Lắp phin mù (Phin điếc) vào tay làm cà phê, dùng một thìa bột vệ sinh máy pha cafe cho vào tay làm cà phê. Sau đó, lắp tay làm cà phê vào như làm cà phê bình thường (máy sẽ lấy bột cà phê mình cho vào và sục rửa trong họng làm cà phê). Bấm làm cà phê như bình thường, đợi 8s thì dừng lại để cho bột vệ sinh ăn dầu cà phê. đợi 5s sau đó lại bấm làm cà phê và lặp lại quá trình này 4-5 lần.

– Bước 3: Tháo tay làm cà phê ra, tráng sạch và dùng chổi vệ sinh cọ rửa họng cafe một lần nữa. Sau đó, lắp tay làm cà phê vào họng như bước 2 nhưng không dùng bột vệ sinh, mục đích là để rửa sạch bột vệ sinh có trong họng, lặp lại quá trình cho tới khi họng làm cà phê sạch.

  1. Bảo trì máy pha cafe hàng tuần

Hàng tuần bạn nên tháo tay phin lọc ra khỏi tay làm cà phê sau đó ngâm với bột vệ sinh bột vệ sinh máy pha cafe qua đêm để loại bỏ hoàn toàn dầu và cặn cà phê bám trên đó. Bạn cũng nên ngâm vòi đánh sữa với bột vệ sinh máy pha café để vệ sinh vòi đánh sữa như vệ sinh tay làm cà phê.

  1. Bảo trì định kỳ theo hướng dẫn của nhà cung cấp

Mỗi máy pha cafe đều cần được bảo trì định kỳ từ nhân viên kỹ thuật của nhà cung cấp thiết bị pha chế. Bạn đừng ngần ngại khi gọi cho nhà cung cấp yêu cầu được bảo trì máy.

Tùy từng loại máy cũng như thời gian bảo trì định kỳ, máy có thể được bảo trì ngay tại cửa hàng hoặc được man về phòng kỹ thuật của nhà cung cấp để thực hiện bảo dưỡng. Trường hợp này thời gian sẽ lâu hơn nhưng đổi lại máy sẽ được kiểm tra kỹ hơn và bảo dưỡng tốt hơn.

Điều này rất quan trọng, vì máy có được bảo trì, bảo dưỡng, kiểm tra định kỳ mới có thể đảm bảo việc vận hành trơn tru và chất lượng đồ uống được đảm bảo.

Liên hệ Việt cafe nếu bạn gặp sự cố máy pha cafe:  Hotline Kỹ Thuật: 0772 695 666

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *